Bài báo trên tờ Wall Street Journaldẫn lời các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết ngân sách dùng để hỗ trợ quân sự và an ninh cho Ukraine còn khoảng 5,àychiếndịchMỹmẹ2 tỉ USD mà chưa có khoản bổ sung. Các quan chức Lầu Năm Góc cho hay với tốc độ chuyển giao vũ khí phục vụ chiến dịch phản công của Kyiv như hiện nay, Washington chỉ có thể tiếp tục duy trì viện trợ thêm vài tháng nữa.
Trong khi đó, một nguồn tin quân sự cấp cao của Anh cảnh báo nước này cũng đã "cạn sạch" nguồn dự trữ vũ khí phòng không cùng đạn pháo để chuyển giao cho Ukraine.
Thông tin được công bố trong bối cảnh quốc hội Mỹ hôm 30.9 thông qua dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm ngăn chính phủ đóng cửa, trong đó không bao gồm các khoản viện trợ mới cho Ukraine.
Tuy nhiên, thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre đã khẳng định Ukraine vẫn đang được một "liên minh quốc tế rất mạnh" hậu thuẫn. Bà Jean Pierre nói: "Nếu Tổng thống Vladimir Putin nghĩ rằng Nga có thể trụ được lâu hơn chúng tôi thì ông ấy đã sai".
Bà Jean-Pierre cho biết một gói viện trợ khác dành cho Ukraine sẽ sớm được công bố để "thể hiện sự hỗ trợ liên tục của chúng tôi". Một quan chức Mỹ cho biết gói viện trợ sẽ được công bố vào cuối tuần này.
Mỹ là quốc gia ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất từ khi xung đột nổ ra hồi tháng 2.2022. Quốc hội Mỹ tới nay đã phê duyệt 110 tỷ USD viện trợ cho Ukraine, trong đó có 49,6 tỉ USD hàng hóa quân sự, cùng các khoản hỗ trợ kinh tế, nhân đạo.
Khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thăm Mỹ tháng trước, Tổng thống Joe Biden cam kết Washington sẽ duy trì hỗ trợ Kyiv, bất chấp phản đối của các nghị sĩ đảng Cộng hòa.
Trong tình hình này, các ngoại trưởng EU ngày 2.10 đã nhóm họp tại Kyiv, và đây là lần đầu tiên cuộc họp này được tổ chức bên ngoài các nước EU.
Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell tuyên bố cuộc họp này nhằm "bày tỏ tình đoàn kết và sự ủng hộ" của EU với Ukraine.
Ông Borrell hôm 1.10 đã khẳng định sự hỗ trợ của khối dành cho Ukraine là "có lớp lang và lâu dài". Theo ông, viện trợ cho Kyiv không phụ thuộc vào diễn biến chiến trường "trong những ngày hoặc tuần tiếp theo".
Ông Borrell kêu gọi các đối tác của Kyiv cung cấp vũ khí tốt hơn và với tốc độ nhanh hơn để đảm bảo chiến thắng của Ukraine trên chiến trường.
Trong khi đó, báo The Guardiandẫn lời Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba bác bỏ nghi ngờ cho rằng sự ủng hộ của Mỹ cho Kyiv đang yếu đi. Theo ông Kuleba, việc khoản chi cho Ukraine bị loại khỏi thỏa thuận ngân sách của Quốc hội Mỹ hôm 30.9 chỉ là "một sự cố" chứ không phải điều mang tính hệ thống. Ông Kuleba cho biết Kyiv đang đàm phán với các đảng viên Cộng hòa và Dân chủ tại quốc hội Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps hôm 2.10 đã bác bỏ thông tin cho rằng hải quân Anh có thể giúp bảo vệ các tàu thương mại chở ngũ cốc và thực phẩm xuất khẩu khác của Ukraine ở biển Đen.
Báo Sunday Telegraphcuối tuần qua khi đăng tải bài phỏng vấn ông Shapps có cho biết "Hải quân Hoàng gia Anh có thể đóng vai trò bảo vệ các tàu thương mại khỏi các cuộc tấn công của Nga ở biển Đen".
Tuy nhiên, Bộ trưởng Shapps sau đó nói ông không cho rằng hải quân Anh sẽ tham gia vào việc tuần tra ở biển Đen, mặc dù ông cho biết Anh và các quốc gia khác có thể đóng vai trò cố vấn để giúp Kyiv mở cửa xuất khẩu thực phẩm.
Bộ trưởng Shapps cũng từ chối nói rõ Anh có tuân theo cam kết trước đó là là cung cấp 2,3 tỉ bảng Anh để viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm tới hay không.
Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau ngày 2.10 cho rằng sẽ cần một nỗ lực to lớn để hàn gắn rạn nứt giữa Ba Lan và Ukraine.
Ngoại trưởng Rau đã vắng mặt trong cuộc họp giữa các ngoại trưởng EU.
Theo ông Rau, mối quan hệ giữa 2 nước "đang bước vào thời kỳ xuống dốc và sự vắng mặt của tôi một phần là biểu hiện của điều này". Thứ trưởng Ngoại giao Wojciech Gerwel đã đại diện Ba Lan tham dự cuộc họp.
Theo nhà ngoại giao Ba Lan, việc Ukraine chọn gia tăng căng thẳng trong tranh cãi về ngũ cốc giữa 2 bên, đưa vấn đề lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Đại hội đồng Liên hợp quốc, đã làm lung lay lòng tin của dư luận Ba Lan đối với chính quyền Ukraine.